BÍ HẠT ĐẬU LAI F1 SUGAR 27

BÍ HẠT ĐẬU LAI F1 SUGAR 27

       Lượt xem: 965

62.000đ
"BÍ HẠT ĐẬU LAI F1 SUGAR 27" của Công ty HẠT GIỐNG SEN HỒNG có các đặc điểm chính sau:
+ Đặc tính giống: Cây khỏe, kháng bệnh virus tốt, dễ đậu trái. Năng suất, độ đồng đều cao, 3-4 trái/ cây.
+ Mật độ cây trồng:
- Bò đất: Cây x cây: 0.4-0.5m; Hàng x hàng: 5-6m. Lượng giống: 7-8 gói/1000m2.
- Bò giàn: Cây x cây: 0.4-0.5m; Hàng x hàng: 2.5-3m. Lượng giống: 12-13 gói/1000m2.
+ Thu hoạch: 65-70 ngày sau gieo.
+ Thời vụ: Quanh năm.


                      KHUYẾN CÁO TRỒNG BÍ ĐỎ HẠT ĐẬU

I. Đặc tính giống: Các giống bí hạt đậu SH26, SH27 cây phát triển khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm.

Năng suất rất cao, 1-3 trái/cây, trái nặng trung bình 1,2 – 1,5kg, ăn dẻo, ngọt, thơm, đặc ruột, trái có độ đồng đều cao, thu hoạch 65—75 ngày sau khi gieo.

II. Mật độ, khoảng cách:

* Bò đất: Hàng x hàng 5-6m, cây x cây 0,4-0,5m lượng hạt từ 560-650 cây/1000m2 khoảng 7- 8 gói( 100 hạt)/1.000m2.

* Bò giàn: Hàng x hàng 2-2,5m, cây x cây 0.5 – 0.6 m, lượng hạt từ 700 - 1000 cây/1000m2  khoảng 7- 8 gói( 100 hạt)/1.000m2.

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc : (Quy trình và cách bón phân cho 1.000m2 ).

  • Loại phân và lượng phân tùy theo loại đất và điều kiện từng vùng, tuy nhiên chúng tôi đưa ra quy trình phân bón đã được công ty khuyến cáo và áp dụng rất hiệu quả cho nhiều vùng trồng bí đỏ hạt đậu để bà con tham khảo và áp dụng.
  • Lượng phân:

Phân chuồng: 2m3

Supper lân: 50kg

Ure: 15kg

Vôi: 50kg

NPK: (16-16-8) 18kg

DAP: 3kg

Nitrophoska: 20kg

KCl: 25kg

 

  • Cách bón:
  • a/ bón lót toàn bộ phân chuồng ( 2m3), supper lân ( 50kg), NPK ( 8kg ), Nitrophoska ( 10kg ), KCL ( 11kg )

b/ Bón thúc 10 ngày sau gieo (NSG): 1kg ure + 2kg Nitrophoska + 1kg DAP

c/ Bón thúc sinh trưởng: 20 và 30 NSG: 1kg Ure + 4kg  nitrophoska + 1kg DAP.

d/ Bón nuôi trái: 37,47 và 57 NSG 4kg Ure + 2kg NPK + 4kg KCL

      67 và 75 NSG 2kg NPK + 1kg KCL.

  • Vôi nên rải lúc cày bừa để tang hiệu quả phân hóa học.
  • Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6-7 cm để tăng hiệu quả phân bón.
  • Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ cho ruộng bí để ngừa thối trái.
  • Khi cây con đạt 3 – 5 lá nhám (lá thật) tiến hành bấm ngọn để tạo nhiều nhánh chèo. Mục đích để hạn chế thân chính phát triển quá dài, chận thân
  • IV. Các loại sâu, bệnh và biện pháp phòng, trị:
  • Bệnh phấn trắng: Bệnh thường xảy ra lúc có ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 22-27oc, bệnh gây hại nặng ở các vùng cao có sương nhiều, bà con sử dụng luân phiên các thuốc sau để phòng trị: Kumulus, Manage, Daconil, dithane M-45, Anvil, Till supper, Topsin…. xịt vào chiều tối.

Bệnh virus do côn trùng chích hút truyền bệnh:

Bệnh thường bị nặng trong mùa nắng, nên kiểm tra những cây bị nhiễm ( xoắn và vàng lá ngọn ) để nhổ bỏ định kỳ tránh lây lan cho những cây khác, xịt phòng nhóm côn trùng chích hút là đối tượng truyền lan ( rầy, rệp, bọ trĩ…mặt dưới lá) bằng các loại thuốc sau: Supracide, Confidor, Actara, Regent, Amic, Sakura...

=> Nếu có thắc mắc xin Bà Con vui lòng gọi số: 0976.054.379 hoặc 0918 054 379 Tuấn ( zalo Cao Đình Tuấn) để được tư vấn thêm.

 => Bà con vui xem thông tin về các loại giống qua Wedside: www.senhongseeds.com

Facebook: Hạt Giống Sen Hồng.

Vào xem và bấm đăng ký kênh Youtube: HẠT GIỐNG SEN HỒNG để xem được những giống tốt và mới nhất.

                                          Chúc Bà con trúng mùa trúng giá với HẠT GIỐNG SEN HỒNG.

Đánh giá:              (4.9/5 Tổng bình luận: 198250 Lượt bình luận)
Danh mục dịch vụ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay12
  • Tháng hiện tại6.581
  • Tổng lượt truy cập198.251
Nhận email khuyến mại

Điền email bạn muốn nhận khuyến mại và các bản tin mới nhất


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây