THAM KHẢO QUY TRÌNH TRỒNG BẮP
giống bắp nếp trắng dẻo, trái to trung bình 400gr – 500gr/trái, ăn rất ngon, dẽo, thơm, lá bi xanh đậm, cho năng suất trung bình 1,8-2 tấn/1.000m2.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỤ THỂ CÁC GIỐNG BẮP NẾP GOOD 68
1. Ngâm ủ hạt: Hạt trước khi gieo phải ngâm trong nước với tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh, ngâm 3 tiếng, vớt ra để ráo lấy khăn lông hoặc áo thun ( vải thấm nước tốt) nhúng nước ấm vắt ráo,sáu đó gói hạt và ủ khoảng 24-36 tiếng ( tùy thời tiết) là nảy mầm và đưa ra gieo.
2. Mùa vụ: Là giống phát triển khỏe, kháng bệnh tốt nên trồng được quanh năm, tuy nhiên tránh trồng ở những lúc mà khi bắp trổ cờ rơi vào mùa mưa to, gió lớn nhiệt độ quá cao, quá thấp làm cho trái khó tạo hạt.
3. Mật độ, lượng giống: Khoảng cách và lượng giống: gieo 1 hạt/ lổ, cây cách cây 25-30cm, hàng cách hàng 60-70cm, lượng giống khoảng 1,2-1,5kkg/1.000m2 (tương đương 5.500 – 5.900 hạt).
4. Phân bón: Tùy vào từng loại đất đai, và thời gian sản xuất, mức độ dinh dưỡng khác nhau mà áp dụng cụ thể, chúng tôi khuyến cáo mức trung bình như sau với lượng phân bón cho 1.000m2 là:
+ Nếu dùng phân đơn: phân chuồng hoai mục: 0,5 – 1 tấn. ( nên dùng thêm hửu cơ vi sinh), phân hóa học: Ure từ 23 – 25kg + super lân 40 - 45kg + clorua kali 9 – 10kg.
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân lúc làm đất, còn Ure và clorua kali chia ra thành 3 lần bón như sau: *Bón thúc lần 1: 7 – 10 ngày sau khi gieo gồm 4,6 – 5kg ure + 3 – 3,3kg clorua kali. *Bón thúc lần 2: 17 – 20 ngày sau khi gieo gồm 9 – 10kg ure + 3 – 3,3kg clorua kali. *Bón thúc lần 3: 32- 35 ngày sau khi gieo 9 – 10kg ure + 3 – 3,3kg clorua kali.
+Nếu dùng Phân NPK: Bón lót toàn bộ phân chuồng ( hửu cơ), 30kg NPK 30.9.9. lân 30kg và kali 15kg.
Bón lần 1: khi cây 4-5 lá: NPK (30.9.9) 12kg, kali 4kg, Bón lần 2: khi cây 7-9 lá: NPK (30.9.9) 9kg, kali 4kg, Bón lần 3: khi cây xoắn nõn chuẩn bị trổ cờ: NPK (30.9.9) 9kg, kali 4kg.
5. Chăm sóc: giống có thời gian sinh trưởng ngắn, lưu ý bà con kết hợp làm cỏ và xới đất trước lúc bón phân và vun gốc (tô xình) ở các lần theo định kỳ, trong quá trình phát triễn nếu thấy có nhánh gốc và ra trái 1 và 2 thì tiến hành tỉa bỏ nhánh gốc và trái 1 ( trái dưới) chỉ lấy 1 trái trên để tập trung nuôi trái trên tốt và to.
6. Sâu hại: Phòng trừ sâu đục thân, đục trái: Dùng thuốc regent, basudin, Diaphos, padan… bỏ hoặc phun trực tiếp vào đọt cây từ giai đoạn 6 – 8 lá, và khi cây phun râu, phun cờ để phòng sâu.
7. Bệnh hại: Bệnh sọc lá: Bệnh xuất hiện từ lúc cây được 1 – 2 lá có thể làm cho cây bị biến dạng, sọc lá, không ra hoặc ra nhiều trái, trái không hạt… Bắt đầu vào vụ mưa nguy cơ sọc lá trên cây bắp rất cao, bà con nên trộn thuốc PHYTOCIDE(cty Hợp Trí) hoặc INSURAN( Lộc Trời) lúc ngâm giống để tăng khả năng kháng sọc lá tốt hơn. Nên xịt thuốc đặc trị PHYTOCIDE và INSURAN và các thuốc như: Acrobat, Ridomil, aliette, Foraxil… xịt khi cây được 1 – 2 lá cho tới giai đoạn 35 ngày định kỳ 7 - 10 ngày/lần để ngừa sọc lá.
-Bệnh cháy lá: Ở giai đoạn cây bắp khoảng 40 ngày bà con nên xịt thêm 1 lần nữa thuốc Amistar ( 20cc/20 lít nước), Ridomil (100gr/20 lít nước ) (Cty Syngenta) có thể xịt riêng hoặc trộn chung.
8. Các bệnh thông thường khác: Như khô vằn, rĩ sắt, đốm lá… xịt ngừa các loại thuốc như Validacin, Anvil, Tilt theo khuyến cáo của thuốc Kính Chúc Bà Con trúng mùa được giá với Hạt giống Sen Hồng.